Có 2 cô gái nọ, họ đều là sinh viên giỏi tốt nghiệp tại 1 trường đại học có tiếng tại Hà Nội. (Tạm gọi là cô A và cô B)
Cô A có phần kém cạnh hơn cô B về mặt học lực, cũng như thành tích tại trường.
Hôm đấy, trùng hợp thế nào, họ lại cùng xin ứng tuyển vị trí Kế Toán ở 1 công ty lớn tại Hà Nội. Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn, bài test họ đều thể hiện rất tốt và được đánh giá cao. Kết quả là cả 2 cô gái đều vào top những ứng cử viên sáng giá nhất và cứ thế loại trừ, loại trừ cho đến khi chỉ còn 2 người họ.
Đến vòng cuối cùng phỏng vấn với Giám Đốc công ty, 2 người được gọi và bước vào phòng. Vị Giám Đốc quan sát và xem hồ sơ của 2 cô gái:
+ Giám đốc nói: “Cảm ơn 2 bạn đã tới tham gia ứng tuyển vị trí kế toán công ty chúng tôi. Cả 2 bạn đều đã nỗ lực và cố gắng, nhưng vị trí này công ty chỉ cần tuyển duy nhất 1 người. Và Tôi chọn cô A. Cô B cô có thể về được rồi, tôi rất tiếc. Hi vọng cô có thể có 1 vị trí tốt tại 1 công ty khác”.
+ Cô B ấm ức nói: “Tôi muốn nghe 1 lời giải thích? Kết quả này tôi không phục. Rõ ràng về học vấn tôi có phần nhỉnh hơn bạn bạn A, điểm số qua các vòng loại để bước được vào top 2 này tôi cũng cao hơn bạn A. Vậy tại sao A lại được chọn mà lại không phải là tôi”.
+ Giám đốc nói: “Cô gái, cô cứ bình tĩnh, muốn nghe câu trả lời thật sao? Được tôi trả lời cho cô nghe”.
+ Giám đốc nói tiếp: “Thứ nhất: thái độ vừa nãy của cô cho thấy cô xử lý tình huống không chuyên nghiệp, trong công việc cần những người luôn bình tĩnh giải quyết vấn đề dù có xảy ra bất cứ điều gì. Thứ hai: 2 cô chữ đều đẹp như nhau. Vậy tôi hỏi cô, tại sao cô không viết chữ xấu mà lại cố gắng từ nhỏ để rèn và luyện chữ đẹp được như bây giờ?”.
+ Cô B nói: “Rất đơn giản, vì nét chữ thể hiện nết người, tác phong của 1 con người đó, có chu toàn hay là cẩu thả. Cũng như việc tại sao chúng tôi cần nghiêm túc bước vào đây xin việc. Và với phản ứng vừa nãy của tôi, tôi thực sự xin lỗi giám đốc”.
+ Giám đốc vỗ tay nói: “Cô nói rất đúng. Về học vấn, năng lực thì cả 2 cô tôi không có gì phải bàn nữa cả. Tác phong và chữ viết đẹp, cả 2 cô đều có, tôi rất thích”.
+ Cô B nói: “Thế sao bạn A lại được chọn mà không phải là tôi?”.
+ Giám đốc nói: “Cô hiểu ra được, nét chữ đẹp, quần áo chỉnh chu, tác phong lịch sự đó chính là nói nên cốt cách của 1 con người” – Vừa nói giám đốc vừa trả bộ hồ sơ của B.
+ Giám đốc nói tiếp: “Vậy tại sao cô lại sử dụng bộ quần áo nhếch nhác vậy, tôi nhắc cô nghe, bộ quần áo của cô cũng chính là bộ mặt của cô khi cô giao tiếp với người khác, Trong khi đó thì bộ quần áo của chị B rất chỉnh chu, nó thể hiện tác phong chuyên nghiệp”.
+ Giám đốc nói tiếp: “Cô hiểu ý tôi nói chưa, bộ quần áo cô mặc là gương mặt, là nét chữ của cô đó. Thậm trí nó còn quan trọng hơn, vì khi 1 người chưa quen biết gì về cô, họ chưa thấy cô như thế nào, chưa biết cô là ai có phải là 1 người lịch sự, chữ đẹp, chỉnh chu không?. Thì họ nhìn vào cách ăn mặc này để đánh giá đó cô gái trẻ…”.
+ Cô B nín lặng không nói thành lời: “Ơ. Tôi … Tôi…”
+ Giám đốc: “Nếu đã hiểu vấn đề, cô có thể ra về. Và hãy luôn ghi nhớ rằng bộ trang phục tuy chỉ là bề ngoài nhưng bất cứ ai cũng sẽ nhìn vào để đánh giá một con người về độ chỉnh chu và chuyên nghiệp nhé cô gái”.
+ B im lặng nói: “Cảm ơn giám đốc vì lời khuyên, Tôi sẽ thay đổi trở nên chuyên nghiệp hơn ạ” và lẳng lặng cúi đầu ra về.
Qua câu chuyện này, JOBNOW muốn nhắn nhủ với các bạn rằng “Khi tham gia một cuộc phỏng vấn, bạn không chỉ cần chuẩn bị những kiến thức vị trí ứng tuyển, các kỹ năng nghề nghiệp, thông tin công ty mà bạn cần phải chuẩn bị chỉnh chu cả về trang phục và thái độ chuyên nghiệp”.
Chúc các bạn thành công!
Facebook Comments