Thuế thu nhập cá nhân – cụm từ không mấy xa lạ đối với những người sinh sống trong nước và nước ngoài có thu nhập ở nước sở tại. Từ lâu, thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng ở các nước phát triển và tùy theo từng khoản thu nhập khác nhau, sẽ có những cách tính thuế phù hợp.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu dựa vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Từ lâu, trên các đất nước phát triển, thuế tncn đã được áp dụng. Đối tượng phải nộp thuế đó là mọi dân cư đang sinh sống trên địa bàn đất nước, những người nước ngoài có thu nhập phát sinh từ nước ta. Mức thuế được thu không phân biệt ngành nghề hay địa vị xã hội của mỗi cá nhân.
Tùy theo từng tính chất của các khoản thu nhập mỗi người, người ta sẽ tính thuế thu nhập theo hai loại là thu nhập thường xuyên và không thường xuyên.
Bản chất của thuế thu nhập cá nhân là gì?
Vào năm 1799, ở nước Anh thuế thu nhập cá nhân được thực hiện giống như một hình thức thu tạm thời. Mục đích của nước này bấy giờ đó là thu thuế để trang trải chi phí cho cuộc chiến tranh chống Pháp. Đến năm 1942, thuế được áp dụng chính thức. Sau đó, những nước tư bản khác cũng áp dụng thuế này vào bộ luật của đất nước: Nhật(1887); Pháp(1916); Liên Xô(1922)…
Ở Việt Nam, cụ thể là ở miền Nam Việt Nam, từ trước năm 1975 chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thu thuế cá nhân nhưng dưới tên gọi khác là thuế lợi tức. Năm 1990(27/12/1990), Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh Thuế thu nhập đối với những người có nguồn thu nhập cao.
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh này. Từ trước đến nay, pháp lệnh này đã có sự thay đổi nhiều lần để phù hợp với tình hình kinh tế đất nước cũng như mức thu nhập công bằng cho mỗi người dân.
>>Để hiểu rõ về mức thuế thu nhập cá nhân của từng vùng bạn cần tham khảo thêm bài viết về mức lương tối thiểu vùng theo quy định mới nhất.
Thuế TNCN được tính như thế nào? Cách tính thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân của mỗi người sẽ được tính theo công thức sau:
Công thức tính thuế tncn:
Thuế tncn = Thu nhập tính thuế * Thuế Suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế= Tổng lương nhận được – Các khoản tiền được miễn thuế
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn xác định các khoản phải nạp trong công thức tính thuế thu nhập cá nhân nêu trên nhé!
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) | Công thức tính số thuế phải nộp |
1 | Đến 5 | 5 | Thu nhập tính thuế (TNTT) x 5% |
2 | Trên 5 đến 10 | 10 | TNTT x 10% – 250.000 đ |
3 | Trên 10 đến 18 | 15 | TNTT x 15% – 750.000 đ |
4 | Trên 18 đến 32 | 20 | TNTT x 20% – 1.650.000 đ |
5 | Trên 32 đến 52 | 25 | TNTT x 25% – 3.250.000 đ |
6 | Trên 52 đến 80 | 30 | TNTT x 30% – 5.850.000 đ |
7 | Trên 80 | 35 | TNTT x 35% – 9.850.000 đ |
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Tổng lương nhận được là thế nào?
Tổng lương nhận được là toàn bộ các khoản thu nhập mà người đó nhận được trong số tháng tính thuế.
Tổng lương bao gồm: Lương, phụ cấp và các khoản bổ sung thêm ( trong đó có các khoản tiền thưởng như lễ tết hoặc lương tháng 13, các ngày lễ….được trả vào tháng nào thì người đó phải chịu vào tháng đó).
>>Xem ngay: Lương net và gross là gì để tránh mất quyền lợi
Các khoản được miễn thuế TNCN
Các khoản phải tính thuế tncn?
Tiền phụ cấp ăn trưa: Nếu như doanh nghiệp nơi một cá nhân lao động đang làm việc tổ chức ăn uống, cấp phiếu ăn thì người đó không phải đóng thêm khoản thuế này vào thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, nếu khoản phụ cấp ăn được tính vào tiền lương, mức chi quá 730 nghìn đồng sẽ phải chịu thuế.
Phụ cấp điện thoại:Tiền phụ cấp trang phục khi đi làm tại một doanh nghiệp nào đó. Nếu như nhận được bằng tiền sẽ tính tối đa 5 triệu/người/năm.
Tiền làm thêm giờ và các khoản phúc lợi xã hội, các khoản công tác phí.
Các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
Tại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC, luật thuế thu nhập cá nhân quy định các khoản giảm trừ khi th thuế thu nhập cá nhân như sau:
Gia cảnh:
Đối với bản thân: Người nộp thuế được giảm 9 triệu đồng/ tháng. Bản thân người nộp thuế sẽ không phải đăng ký mức giảm trừ này. Nếu như người lao động làm việc ở những nơi khác nhau thì sẽ được lựa chọn tại 1 nơi làm việc để tính khoản giảm trừ.
Đối với người phụ thuộc: Những người phụ thuộc sẽ được giảm 3,6 triệu/tháng. Và mức giảm trừ này phải đăng ký với Thuế.
Những người phụ thuộc là những người mà người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng.
Điều kiện để đăng ký người phụ thuộc để tính thuế giảm trừ gia cảnh:
- Một người nộp thuế có thể đăng ký cho nhiều người phụ thuộc.
- Một người phụ thuộc sẽ chỉ được giảm trừ cho 1 người nộp thuế trong 1 năm tính thuế.
- Nếu vợ chồng có chung 1 người con thì thỏa thuận với nhau để có thể 1 người đăng ký giảm trừ.
- Không cần, bắt buộc phải đăng ký giảm trừ người phụ thuộc tại nơi mà người lao động lấy giấy giảm trừ cá nhân.
- Đăng ký người phụ thuộc tháng nào sẽ được giảm trừ theo tháng đó và đến cuối năm khi quyết toán sẽ được tính từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng của người đóng thuế.
Các khoản bảo hiểm bắt buộc
Trong công thức tính thuế thu nhập cá nhân, các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN hay bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp….sẽ được giảm trừ khi đóng thuế.
Nếu như trong bất kỳ người đóng thuế thu nhập cá nhân nào có đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học đều được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.
Các khoản bảo hiểm bắt buộc
Để cho các bạn có thể dễ hình dung hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân chúng tôi xin nêu ví dụ dưới đây:
Ví dụ về cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Ví dụ: Bà Minh ký hợp đồng lao động tại một công ty Hà Nội tháng 1/2019, và bà nhận được khoản thu nhập tương ứng sau:
Lương theo ngày công: 23.000.000
Phụ cấp ăn trưa: 800 nghìn đồng
Phụ cấp điện thoại: 300 nghìn đồng
Nhận 7.triệu 5 trăm nghìn đồng tiền thưởng tết âm lịch
Bà Minh đóng liên tiếp các khoản bảo hiểm với mức lương 23 triệu đồng
Bà hiện đang có 2 con nhỏ và đã tiến hành đăng ký người phụ thuộc tại công ty Hà Nội.
Thuế thu nhập cá nhân của bà Minh:
Thu nhập chịu thuế của bà Minh:
Tổng thu nhập của bà trong tháng 1/2019
= 23 triệu + 800 nghìn đồng + 300 nghìn đồng + 7 triệu 500 nghìn đồng = 31.600.000
Các khoản miễn của bà Minh:
Tiền phụ cấp điện thoại
Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định miễn 730, 800-730= 70. Như vật 70.000 phải chịu thuế.
=> Vậy thuế thu nhập cá nhân của bà Minh sẽ là:
31.600.000 – 300.000 – 730.000= 30.570.000
Các khoản bà Minh được giảm trừ:
Giảm trừ gia cảnh: 9.000.000
Người phụ thuộc: 2 con 2*3.600.000=7.200.000
Số tiền đóng bảo hiểm: 2.415.000
=> Tổng là 18.615.000
Thuế thu nhập tính thuế của cá nhân bà Minh
Thuế thu nhập tính thuế = thuế thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
30.570.000 – 18.615.000 = 11.955.000
Ta thấy rằng: Thuế thu nhập của bà đang thuộc vào bậc 3 trong bảng thuế suất vì thế có cách tính là 15%* TNTT – 0,75.
=> Số tiền thuế thu nhập cá nhân bà Bắc phải nạp trong tháng 1/2019 là
15%* 11.955.000 – 750.000= 1.043.250
Bậc thuế thu nhập cá nhân
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân theo các bậc thuế thu nhập. Các bậc thuế thu nhập cá nhân bao gồm 7 bậc:
Bậc 1: Thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Thuế suất 5%. Phương pháp tính thuế sẽ là: 0 + 5%TNTT
Bậc 2: Thu nhập từ 5 -10 triệu đồng/tháng. Thuế suất 10%. Tính thuế phải nộp sẽ là: 10% TNTT – 0,25 trđ.
Bậc 3: Thu nhập 10-18 triệu đồng/tháng. Thuế suất 15%. CT: 15%TNTT – 0,75 trđ
Bậc 4: Thu nhập 18-32 triệu đồng/tháng. Thuế suất 20%. CT: 20% TNTT – 1,65 trđ
Bậc 5: Thu nhập trên 32 – 52 triệu đồng. Thuế suất 25%. CT: 25% TNTT – 3,25 trđ.
Bậc 6: Thu nhập từ trên 52-80 triệu đồng. Thuế suất 30%. CT: 30% TNTT – 5,85 trđ
Bậc 7: Thu nhập trên 80 triệu đồng. Thuế suất 35%: CT: 35% TNTT – 9, 85% trđ
>>Bạn cần tham khảo thêm : Mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định 2019
Cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân
Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân quy định tại điều 53 như sau:
Việc hoàn thuế chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu phát hiện có số thuế thừa sẽ được hoàn, hoặc bù trừ cho kỳ tiếp theo.
Cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức hoặc cá nhân nào đó thì thực hiện quyết toán thay vì hoàn thuế.
Những cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng đã nộp tờ khai quyết toán thì không áp dụng phạm hành chính khai quyết toán nếu quá thời hạn.
Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Đối tượng nào phải đóng thuế tncn
Đối tượng chịu thuế thu nhập gồm những người thu nhập thường xuyên và những người thu nhập không thường xuyên
Thu nhập thường xuyên: Là những khoản tiền thu nhập thường xuyên, có tính chất đều đặn. Các khoản được thu nhập dưới hình thức: tiền lương, công, thù lao hay bằng các hình thức hiện vật khác nhau.
Thu nhập không thường xuyên: Là các khoản thu nhập phát sinh trong tháng, không có tính chất đều đặn. Đó là thu nhập về chuyển giao công nghệ từng hợp đồng, thu nhập về quà tặng hiện vật, thu nhập tiền bản quyền tác phẩm hay trúng xổ số…
Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Theo như các bậc thuế suất mà chúng tôi vừa đem đến cho các bạn ở phần trên thì thu nhập từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Phụ cấp nhà ở có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ tại điều 11, khoản 2 thông tư 92/2015/TT-BTC” thì khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ đi kèm đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không quá 15% tổng số thu nhập chịu thuế phát sinh.
Như vậy, sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.
Tiền khen thưởng có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Câu trả lời là Có. Thu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN bao gồm các khoản tiền phụ cấp và khen thưởng trong tổng thu nhập mà người lao động nhận được.
Dễ thấy nhất đó là khi bạn trúng xổ số thì bạn cũng phải trích ra một khoản để đóng tiền thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế liên quan nhé!
Mỗi người dân cư sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và nếu nộp chậm hoặc thiếu sẽ có những chế tài xử phạt. Thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trốn thuế nhé! Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã nắm rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân nhé! Nếu có thắc mắc hãy để lại cho chúng tôi dưới phần bình luận nhé!
Tham khảo thêm những bài viết hay về lương thưởng phúc lợi.
- 5 tuyệt chiêu đàm phán lương sau thử việc bạn cần biết
- Nghệ thuật deal lương hiệu quả cho sv mới ra trường
- [Infographic] 10 cách đề nghị tăng lương với sếp
Để tiếp cận hàng nghìn công việc mới gần nhà lương thưởng hấp đẫn hãy truy cập và tạo hồ sơ trên trang: https://jobnow.com.vn/
Chúc các bạn thành công!!
Facebook Comments