Là một kế toán, kiểm toán, một nhà quản trị kinh doanh thì chắc chắn phải nắm rõ các vấn đề về thuế. Nhưng nếu bạn chưa nằm lòng các kiến thức về thuế thì hãy đọc ngay bài viết này. Trong nội dung bài viết, chúng mình sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến thuế nhà thầu như thuế nhà thầu là gì? thuế nhà thầu nước ngoài là gì? Cách để tính thuế nhà thầu?…
Thuế nhà thầu là gì?
1. Thuế nhà thầu là gì?
Thuế nhà thầu có tên tiếng Anh là “Foreign Contractor Tax” và được viết tắt bởi 3 chữ cái tiếng Anh đầu tiên, tạo thành FCT. Thuế nhà thầu gồm có 3 loại thuế như sau:
- VAT: Thuế giá trị gia tăng
- TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- TNCN: Thuế thu nhập cá nhân
2. Thuế nhà thầu nước ngoài là gì?
Thuế nhà thầu nước ngoài có thể hiểu là thuế áp dụng cho các đối tượng là nhà thầu nước ngoài không có cơ sở lưu trú tại Việt Nam và có chi phí thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý liên quan đến thuế nhà thầu
Hiện nay có 1 số văn bản pháp lý liên quan đến thuế FCT như sau:
1. Liên quan đến thuế giá trị gia tăng trong FCT
- Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
- Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 (bổ sung).
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 (hướng dẫn).
2. Liên quan đến thuế thu doanh nghiệp trong FCT
- Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
- Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 (bổ sung).
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 (hướng dẫn).
3. Liên quan đến thuế thu nhập cá nhân trong FCT
- Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
- Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (bổ sung).
Đối tượng chịu thuế FCT
Có thể chia ra 5 đối tượng phải chịu thuế FCT như sau:
- Đầu tiên là những tổ chức nghề nghiệp, doanh nhân của nước ngoài có hoặc không có cơ sở lưu trú tại Việt Nam nhưng có chi phí thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Những đối tượng này đều được gọi là nhà thầu nước ngoài hoặc nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động hoặc có doanh thu tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với các doanh nghiệp nước ngoài với các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam.
- Những cá nhân, tổ chức lưu thông hàng hóa bằng hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ nhưng có kiếm thu nhập thông qua việc ký hợp đồng với các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam với mục đích phân phối hàng Việt hoặc phân phối hàng theo Incoterm – nơi người bán phải chịu rủi ro.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thực hiện 1 hoặc tất cả các dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Trong trường hợp này những cá nhân, tổ chức đó vẫn là chủ sở hữu những hàng hóa giao tại Việt Nam hoặc là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến phân phối hàng hóa, quảng cáo, chất lượng…
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua các cá nhân, tổ chức Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng dưới tên của cá nhân, tổ chức nước ngoài.
- Cá nhân, tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ trên thị trường Việt Nam hoặc mua hàng hóa xuất khẩu rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức Việt.
Cách tính thuế nhà thầu 2018

1. Cách tính thuế giá trị gia tăng
Ta có công thức tổng quát như sau để tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế GTGT cần nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ. Dịch vụ ở đây gắn với hàng hóa chưa trừ đi các khoản thuế cần nộp cũng như các khoản phía Việt Nam cần trả thay (nếu có). Khi đó, nếu theo như hợp đồng, doanh thu nhận được chưa bao gồm thuế GTGT thì ta có công thức tính như sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT : (1 – tỷ lệ %)
(Trong trường hợp có giao bớt 1 phần công việc cho nhà thầu phụ thì doanh thu tính thuế sẽ không bao gồm giá trị đã giao cho thầu phụ.)
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
1 | Cho thuê thiết bị; lắp đặt, xây dựng không bao thầu vật liệu, thiết bị, máy móc. | 5% |
2 | Dịch vụ gắn với hàng hóa, sản xuất, vận tải; lắp đặt’ xây dựng bao thầu vật liệu, thiết bị, máy móc. | 3% |
3 | Những hoạt động kinh doanh khác | 2% |
2. Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp
Công thức tổng quát:
Thuế TNDN cần nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ % để tính thuế TNDN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ phần doanh thu không tính thuế GTGT và các khoản phía Việt Nam sẽ trả thay (nếu có). Trong trường hợp doanh thu nhận được chưa bao gồm cả thuế TNDN theo quy định của hợp đồng thì có thể tính theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa gồm thuế TNDN : (1 – tỷ lệ %)
(Trong trường hợp nếu có có giao bớt 1 phần công việc cho nhà thầu phụ thì doanh thu tính thuế sẽ không bao gồm giá trị đã giao cho thầu phụ.)
- Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu thuế:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ % |
1 | Thương mại, cung cấp hàng hóa, phân phối, vật tư, máy móc, nguyên liệu, thiết bị… gắn với dịch vụ tại Việt Nam. | 1% |
2 | Dịch vụ cho thuê giàn khoan, bảo hiểm, máy móc thiết bị. | 5% |
3 | Cho thuê tàu bay, tàu biển; động cơ’ phụ tùng tàu bay, tàu biển | 2% |
4 | Xây dựng, lắp đặt có hoặc không bao thầu vật liệu, thiết bị, máy móc. | 2% |
5 | Hoạt động kinh doanh, sản xuất khác. Hoạt động vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, hàng không) | 2% |
6 | Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán,, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm ra nước ngoài. | 0.1% |
7 | Tiền vay lãi | 5% |
8 | Thu nhập bản quyền | 10% |
Cách thức nộp thuế đối với nhà thầu nước ngoài
Theo quy định của nhà nước thì các nhà thầu nước ngoài có 3 phương thức để nộp thuế đó là:
- Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hỗn hợp
- Phương pháp tỷ lệ
Tùy theo nhu cầu những như mục đích của mình mà các nhà thầu có thể lựa chọn các phương thức khác nhau sao cho tiện thanh toán nhất.
Như vậy trong khuôn khổ bài viết này chúng mình đã giới thiệu đến các bạn cách thức để tính thuế nhà thầu cũng như giới thiệu những điều cơ bản nhất về loại thuế này.
>> Xem thêm : Việc làm tốt lương cao ngành kế toán thuế tại : https://jobnow.com.vn
Facebook Comments