Nghề sales là gì? Hiểu rõ nét về công việc mức lương 2020-JobNow

4742
Sales là gì?
Sales là gì?

Nghề sales thường được rất nhiều người nhắc đến trong việc kinh doanh. Vậy thì sales là gì? Sale hiểu thế nào là đúng? Quy trình sale như thế nào, công việc của nhân viên sale là gì? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Trả lời câu hỏi: Sales là gì?

Sales là gì? – Để nói về Sale có rất nhiều cách để định nghĩa khác nhau.

Trong khuôn khổ bán hàng hoặc kinh doanh: Sale được hiểu là bộ phận quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm muốn đến được tay khách hàng thì doanh nghiệp cũng phải sale để thu về được giá trị lợi nhuận. Nếu bạn đang là một doanh nghiệp, một công ty dù lớn hay nhỏ thì đều không thể không có sale trong quy trình đến với khách hàng.

Sales là gì? Công việc của nhân viên sale
Sales là gì? Công việc của nhân viên sale

Ở thị trường làm việc tổng quát thì sale nghĩa là gì? Sale là nghề riêng. Nó đòi hỏi nhiều ở các nhân viên năng lực giao tiếp, đàm phán hay thương lượng khách hàng.

>> Tìm hiểu thêm: Sale online là gì? cách tăng lợi nhuận từ sale online 

Vì sao nghề sales, nhân viên sale hiện nay rất quan trọng

Nhân viên sale là gì? Vì sao nó lại quan trọng trong thị trường hiện nay? Bộ phận sale hay các nhân viên sale là những người luôn phải tiếp xúc với khách hàng. Họ phải biết làm thế nào để nhanh chóng thúc đẩy việc mua hàng.

Một bộ phận sale tốt sẽ khiến cho doanh nghiệp không ngừng phát triển. Thương hiệu cũng như sự uy tín của công ty ngày càng mở rộng và lên cao. Vì thế mà khái niệm hay các đơn tuyển dụng nhân viên sale là gì càng tăng cao.

Nhân viên sale đóng vai trò quan trọng
Nhân viên sale đóng vai trò quan trọng

Có thể nói rằng, nhân viên bán hàng hiện nay chính là những nhân vật quan trọng của công ty.Đại diện cho bộ mặt, thương hiệu của công ty. Các hành vi, công việc của nhân viên bán hàng ảnh hưởng đến công ty. Vì thế, họ luôn có những quy định cụ thể đối với mỗi nhân viên bán hàng. Bên cạnh các trình độ chuyên môn thì mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bán hàng cần có đạo đức, kỉ luật.

Không ít người cho rằng làm sale là làm gì,không cần học vấn cao, trình độ giỏi, đạo đức tốt. Tuy nhiên, đây là những ý kiến sai lầm. Sale cần có được sự tổng hợp các năng lực, học vấn, trình độ văn hoá để có thể thuyết phục khách hàng.

Cụ thể về công việc của nhân viên Sale

Nhân viên là gì?  Công việc sale là gì? Nếu bạn chỉ nghĩ rằng công việc của họ là bán hàng thì sai lầm.

Các công việc của họ cụ thể như sau:

  • Nắm được các mã hàng đang bán. Bản chất riêng của từng sản phẩm khác nhau. Nhân viên bán hàng thường xuyên phải có mặt ở các khu vực trưng bày. Họ có trách nhiệm giúp cho khách hàng của họ có được những sự lựa chọn tốt hơn khi mua sắm. Theo dõi và báo cáo về sản phẩm.
  • Không ngừng nghiên cứu thị trường. Hiểu về phân khúc của thị trường hiện nay. Hiểu về nhóm đối tượng khách hàng hướng đến. Có được các chiến lược hấp dẫn, chinh phục và thuyết phục dù là khách hàng khó tính đi chăng nữa. Đẩy mạnh tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường.
Nhân viên sale phải hiểu về phân khúc thị trường
Nhân viên sale phải hiểu về phân khúc thị trường
  • Ngoài ra, công việc sale là gì của họ cần phải báo giá, đàm phán về giá cả cũng hư tương thảo các hợp đồng. Chốt sale. Chốt sale là gì? Chốt sale là chốt đơn hàng mà họ đã thuyết phục được khách hàng mua.
  • Họ cũng phải viết email và gọi điện thoại. Việc này là giúp họ giới thiệu về công ty, cũng như tìm hiểu được nhu cầu của các khách hàng.
  • Gặp gỡ khách hàng tiềm năng là nhiệm vụ của nhân viên sale.
  • Họ cũng phải tiến hàng kiểm kê hàng hóa nữa.
  • Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về sự phàn nàn hay bất cứ vấn đề gì xảy ra mà khiến khách hàng không hài lòng.
  • Báo cáo lại kết quả, tiến độ kinh doanh cho những người ở hướng trên.

Tất cả những vị trí công việc của ngành Sales

I. Vị trí Sale Man

Những cụm từ hay thường được nghe đến như: “nhân viên kinh doanh”, “nhân viên sale”, “sales man” đều mang ý nghĩa tương đồng với vị trí sale man.

Nhiệm vụ chính của nhân viên sale chính là tiếp cận với khách hàng thông qua hình thức trực tiếp và gián tiếp để tư vấn cho họ có thể lựa chọn được sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Mô tả công việc Sales Man

  •  Nắm vững các thông tin về sản phẩm, dịch vụ công ty (mã hàng sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng, thời gian bảo hành)
  •  Đối với nhân viên kinh doanh tại cửa hàng: phải luôn chú ý quan sát, hướng dẫn tư vấn cho khách về sản phẩm dịch vụ khi cần thiết, giúp khách lựa chọn được các sản phẩm phù hợp.
  •  Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng:
  •  Báo giá sản phẩm đàm phán giá cả và thông báo thời hạn bảo hành sản phẩm
  •  Kiểm kê hàng hoá, thống kê báo cáo với cấp trên

II. Vị trí Sales Representative

Sales Representative là những công việc của vị trí sale man nhưng công việc đa phần nặng về thủ tục giất tờ.

Công việc chủ yếu là  nhận đơn đặt hàng, chăm sóc khách hàng, tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh, đề xuất các kế họach hành động nhằm phát triển tốt công việc bàn hàng, phát triển mạng lưới khách hàng, đại lý, nhà phân phối… (sau đó giao lại cho Sales Man thực hiện các công việc bán hàng)

– Chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director (nếu có)

– Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được phụ trách

III. Vị trí Sale Admin

Sales Administrator (SA) hay còn được gọi là thư ký phòng kinh doanh là người làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thực hiện các hoạt động bán hàng của công ty. Thông thường thì SA sẽ làm việc dưới quyền và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh.

Mô tả công viêc:

  • Nhân viên sale admin sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho phòng kinh doanh. Sẽ thực hiện việc theo dõi tiến độ của kế hoạch. Đốc thúc các bộ phận kinh doanh hoàn thành công việc tốt hơn.
  • Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản trong kinh doanh.. Một số hoạt động có thể kể đến như: báo giá, chào hàng hay lên hợp đồng…
  • Nhân viên sale admin cũng là người sẽ liên hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm tư vấn cũng như hỗ trợ các khách hàng về thông tin sản phẩm ,quá trình kinh doanh.
  • Là người chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu của phòng kinh doanh. Sau đó, báo cáo kết quả lên cho cấp trên

>> Tìm hiểu ngay : Tất tần tật kỹ năng tố chất cần có để trở thành Sale Admin giỏi

IV. Vị trí Sales executive

Sales Executive là vị trí điều hành kinh doanh. Sales Executive có thể điều hành công việc kinh doanh theo khu vực, theo vùng hay toàn vùng tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phân công của công ty. 

Những công việc sale executive cần làm

  • Điều hành triễn khai, thực hiện tất cả công việc kinh doanh theo kế hoạch của Công ty
  • Chỉ đạo công việc trực tiếp cho Sales Rep / Sales Man
  • kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ, thời điểm được phụ trách
  • Quản lý, theo dõi hoạt động của nhân viên cấp dưới
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Director hoặc Manager
  • Địa bàn hoạt động trong phạm vi của khu vực được phụ trách

>> Xem ngay: Chi tiết công việc và mức lương của Sale Executive 2019

V. Vị trí Sale Supervisor

Sale Supervisor là vị trí giám sát kinh doanh. Sales Supervisor có trách nhiệm giám sát những người bán hàng và theo dõi họ, nếu có những người chưa chuyên nghiệp thì phải hướng dẫn họ và dạy họ những cách bán hàng.

Mô tả công việc Sale Supervisor:

  • Giám sát mọi hoạt động của Sales Man, Sales Rep
  • Giám sát, quản lý hàng hóa đã cung cấp.
  • Giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh của khách hàng.
  • Giám sát công nợ, hàng hóa.
  • Giám sát hoạt động của đối thủ.
  • Lập kế hoạch kinh doanh, phương án hành động
  • Chịu sự quản lý trực tiếp của Director/Maneger hoặc của Supervisor cao vùng

VI. Vị trí Sale Manager

Sale Manager là vị trí trưởng phòng kinh doanh nhiệm vụ của sale manager là quản lý đội ngũ chào hàng, đảm bảo mục tiêu doanh thu, quản trị hành chính, tiếp thị phát triển mạng lưới kinh doanh.

VII. Vị trí Sales Director

Sales Director là giám đốc kinh doanh – vị trí cao nhất trong ngành Sales. Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, chịu trách nhiệm trước toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty.

Công việc của Sale Director(Giám đốc kinh doanh)

  • Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty.
  • Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị.
  • Thực hiện chính sách kinh doanh của Công ty.
  • Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty.
  • Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước Ban Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác.
  • Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam.
  • Phê duyệt phương án kinh doanh của nhóm.
  • Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi công ty bán lẻ.
  • Đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho chuỗi công ty bán lẻ trong phạm vi phụ trách.
  • Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng.
  • Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho Công ty bán lẻ. Lên kế hoạch bán hàng định kỳ năm/quý/tháng chuỗi Công ty.
  • Đảm bảo sự phù hợp các hoạt động của Công ty với hệ thống chất lượng.
  • Tổ chức xử lý khiếu nại khách hàng cấp Công ty.
  • Tổ chức tuyển dụng và đào tạo các vị trí, các cán bộ nhân viên của Công ty.
  • Đánh giá nhân viên dưới quyền.
  • Thu thập, phê duyệt các chỉ tiêu chất lượng liên quan.
  • Báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc.

Các kỹ năng cần có của một nhân viên sale là gì?

Các kỹ năng cần có ở một nhân viên sale là:

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Nhằm dễ dàng tiếp cận, đàm phán, tạo dựng các mối quan hệ để tư vấn khách hàng. Từ đó, giúp cho khách hàng sự tin tưởng khi dùng sản phẩm.
  • Linh hoạt và nhạy bén: Nhằm trao đổi nhanh chóng và có những giải pháp kịp thời đáp ứng nhu cầu khách.
  • Nắm vững được các thông tin về dịch vụ, sản phẩm: Việc nắm rõ thông tin sx giúp nhân viên có những giải pháp tốt hơn trong buôn bán tăng doanh thu.
Phải có bản lĩnh khi làm nghề mới thành công
Phải có bản lĩnh khi làm nghề mới thành công
  • Có bản lĩnh: Nhân viên sale, hàng ngày tất ngẫu phải đối mặt với sự từ chối của khách hàng. Đối mặt với doanh số. Vì thế, cần sự kiên trì, bản lĩnh cao.
  • Có khả năng nói ngoại ngữ khác nhau, có sử dụng được tin học văn phòng.
  • Ngoài ra, còn có kĩ năng làm việc nhóm tốt. Có thể nhanh chóng phối hợp với các nhóm làm việc linh hoạt khác nhau.

Trên đây là tất cả những điều về nghề sale là gì? Cụ thể của công việc vị trí nhân viên bán hàng? sale là gì?. Hi vọng rằng những thông tin này thực sự hữu ích đối với các bạn. Mọi sự thắc mắc hãy để lại cmt cho chúng tôi dưới bài viết! Chúng tôi sẽ hồi đáp trong khoảng thời gian ngắn nhất. Chúc các bạn thành công!

JobNow hệ thống tuyên dụng tìm việc làm thông minh :

Website: https://jobnow.com.vn/

Tải App tìm việc: https://hr.jobnow.com.vn/app

Email hỗ trợ: support@jobnow.com.vn

Facebook Comments

222