Nghề kế toán, 5 tố chất cần có của kế toán viên

2767
Nghề-kế-toán-chi-tiết-nhất-về-công-việc-kế-toán

Bạn đang tìm hiểu nghề kế toán là gì? Học trường nào và sau khi ra trường thì có thể đảm nhiệm được những công việc gì trong công ty, tổ chức?. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin, cái nhìn tổng quan về nghề kế toán, lộ trình phát triển sự nghiệp trong nghề cũng như thông tin về những việc làm kế toán HOT nhất đang được nhiều người săn đón.

Nghề kế toán là gì?

nhân-viên-kế-toán-làm-công-việc-gì

Nhân viên kế toán làm công việc gì

Kế toán là một ngành nghề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, do đó cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển trong ngành nghề này là rất lớn. 

Công việc của một kế toán viên là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.

Ở mỗi vị trí, cấp bậc khác nhau kế toán viên sẽ đảm nhận những vai trò nhiệm vụ khác nhau:

  • Ghi chép sao lưu các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán.
  • Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
  • Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
  • Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo.

Lưu ý: Còn khái niệm khác rất dễ gây hiểu lầm so với kế toán đó là hạch toán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hạch toán là gì?

5 tố chất cần có nếu theo nghề kế toán

Tính chất nghề kế toán là luôn làm việc với các con số, sổ sách, chứng từ phản ánh tình hình của doanh nghiệp. Toàn bộ là những con số mang tính pháp lý, và liên quan tới pháp luật. Do đó nghề kế toán yêu cầu kế toán viên cần có 5 tố chất sau:

  1. Yêu môn toán và thích làm việc với những con số: Công việc của kế toán viên là làm việc với những con số, do đó người làm việc trong ngành kế toán có tư duy nhanh nhạy, logic sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc liên quan đến những con số, chứng từ, sổ sách trong kế toán.
  2. Sự cẩn thận, tỉ mỉ: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị, liên quan tới pháp lý. Do đó, kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
  3. Nắm rõ luật, quy định của nhà nước về tài chính kế toán: Việc nắm vững các vấn đề này giúp cho mỗi kế toán viên làm việc tránh những sai sót không đáng có.
  4. Yêu nghề: Nghề nào cũng có khó khăn, vất vả, và kế toán cũng vậy. Do đó, cần có tình yêu nghề nghiệp thì mới có thể duy trì và phát triển sự nghiệp
  5. Trung thực, năng động, ham học hỏi: Nghề kế toán làm việc trực tiếp với sổ sách, chứng từ, tiền nong của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn phải là người có tính trung thực, không chỉ với tất cả mọi người mà còn là trung thực với chính bản thân bạn.

Theo nghề kế toán thì thi khối nào? Học trường nào tốt?

Học kế toán thì thi khối nào?

Theo quy định của Bộ Giáo Dục – Đào tạo, hiện nay đối với chuyên ngành kế toán sẽ tiến hành xét tuyển thi THPT Quốc Gia với nhiều tổ hợp môn là:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)
  • A02 (Toán – Văn – Lý)

Mỗi trường đại học sẽ xét tuyển ngành kế toán các tổ hợp môn khác nhau, nên khi đăng ký xét tuyển các em thí sinh cần tìm hiểu rõ thông tin, lên kế hoạch ôn luyện để đạt được kết quả tốt nhất.

Trường Đại học nào đào tạo ngành kế toán tốt nhất?

Trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Bắc

Trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Trung

Trường Đại học đào tạo Kế toán tại miền Nam

Đại học Ngoại thương

Đại học Kinh tế của Trường Đại học Đà Nẵng.

Đại học Kinh tế TP.HCM.

Học viện Tài chính.

Đại học Kinh tế (Đại học Huế).

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Trường Học viện Ngân Hàng.

Cell

Trường Đại học Tài Chính Marketing.

Trường Đại học Thương Mại.

Cell
Cell

Trường Đại học Công đoàn.

Cell
Cell

Trường Đại học Giao thông vận tải.

Cell
Cell

Ngoài những trường Đại học đào tạo Kế toán trên đây thì bạn cũng có thể đăng ký học tại các trường Cao đẳng hay trung tâm dạy nghề để lấy chứng chỉ theo khả năng và điều kiện kinh tế.

Tổng quan nghề kế toán và lộ trình thăng tiến

Lộ-trình-thăng-tiến-trong-ngành-nghề-kế-toán

Lộ trình thăng tiến trong ngành nghề kế toán

Các cấp bậc của nghề kế toán, lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán như sau:

  • Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp.
    Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
    Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
  • Kế toán tổng hợp ($500 – $1200): ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
  • Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
    Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

Các vị trí công việc liên quan kế toán doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp có lượng việc làm mà các nhà tuyển dụng tuyển nhiều nhất. Các mảng công việc được chia ra chủ yếu như:

  • Kế toán Tài chính: kế toán tài chính yêu cầu các công việc như ghi chép, cập nhật số liệu về tình hình hoạt động, trình báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế nhà nước, hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị phần mềm kế toán nên hỗ trợ hiệu quả trong quá trình làm việc.
  • Kế toán Quản trị: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp và phân tích thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức tính toán chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ, lập dự toán ngân sách doanh nghiệp, thiết lập duy trì hệ thống đánh giá hoạt động.
  • Kế Toán Tổng Hợp: Kế toán tổng hợp lập bảng cân đối, báo cáo lãi lỗ và các báo cáo tài chính khác cho doanh nghiệp. Họ cũng phân tích xu hướng, chi phí, doanh thu, cam kết tài chính và nghĩa vụ phát sinh để dự đoán doanh thu và chi phí tương lai. Từ báo cáo kế toán, kế toán tổng hợp đưa ra đề xuất về việc sử dụng tài nguyên, chiến lược thuế và giả định dự báo ngân sách.
  • Kế Toán Bán Hàng: Kế toán bán hàng xác định tiềm năng thị trường bằng các nghiệp vụ kế toán, thúc đẩy quy trình bán hàng hiệu quả thông qua việc lên lịch các cuộc hẹn, tìm hiểu và xác minh các yêu cầu thanh toán, mua hàng, v.v. Họ cũng cố gắng mở rộng doanh số bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới.
  • Kế Toán Kho: Kế toán kho xử lý các chức năng kế toán cho một doanh nghiệp liên quan đến chi phí hàng hoá trong kho. Kế toán kho xác định các giải pháp kế toán với hàng hoá trong kho, phân tích báo cáo và giám sát tất cả các giao dịch liên quan. Họ cũng cần có sự phối hợp tốt với nhân viên kho, thủ kho và kế toán nội bộ.
  • Kế Toán Công Nợ: Kế toán công nợ đảm bảo rằng các khách hàng giao dịch với công ty thanh toán đúng hạn, kịp thời. Họ xuất hóa đơn và dựa vào các hóa đơn đó để yêu cầu thanh toán. Kế toán công nợ cũng xác minh và ghi lại tất cả các giao dịch, giải quyết tình trạng sai sót số liệu, tài khoản chênh lệch và các nhiệm vụ liên quan.
  • Kế Toán Thuế: Kế toán thuế có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng và công ty báo cáo thuế tài chính và thu nhập. Họ là những “chuyên gia” có trình độ, am hiểu luật và các quy định, nghị định thuế. Công việc của kế toán thuế bao gồm chuẩn bị hoá đơn, chứng từ thuế, xử lý hồ sơ thuế, làm việc với Sở Thuế và phân tích các vấn đề liên quan,…
  • Kế Toán Thanh Toán: Vai trò của kế toán thanh toán liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ tài chính, hành chính và văn thư cho doanh nghiệp. Kế toán thanh toán phụ trách hoàn thành các khoản thanh toán và kiểm soát chi phí bằng cách nhận thanh toán, xử lý, xác minh và đối chiếu hóa đơn. Kế toán thanh toán là vị trí quan trọng trong những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn.

>> download mẫu cv đẹp thu hút nhà tuyển dụng

Kế toán khu vực công

Kế toán viên làm việc tại chính quyền từ trung ương tới địa phương, ở các tổ chức đoàn thể, trường học, bệnh viện công lập… Quản lý nguồn ngân sách, cung cấp các khoản thu viện phí, tài trợ. Công việc kế toán chủ yếu bao gồm:

  • Kế toán các đơn vị hành chính công: Ghi chép cập nhật số liệu, các khoản ngân sách được cấp, chi tiêu ngân sách, lập quyết toán báo cáo thu chi, tham gia giám sát việc chi tiêu đúng chính sách.
  • Kế toán trường học, bệnh viện và các đơn vị sự nghiệp: Chức năng của vị trí kế toán này là ghi chép cập nhật thu chi các khoản từ ngân sách các khoản thu như học phí, viện phí… Lập báo cáo cho các cơ quan chức năng về hoạt động, báo cáo thuế trong lĩnh vực phải chịu thuế của đơn vị….

Kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính

Làm việc tại các tổ chức thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm, thực hiện các giao dịch phức tạp, giao dịch mua bán ngoại tệ, chứng khoán, hệ thống thông tin hiện đại, hệ thống mạng trực tuyến…

Kế toán là một công việc và ngành nghề khá hot hiện nay, bên cạnh các nghề kiến trúc sư, lập trình viên hay nhân viên IT. Nếu bạn thực sự có năng lực tốt thì việc kiếm một công việc tốt để làm cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.

Vậy nên nếu đã theo đuổi công việc này thì hãy cố gắng không ngừng để nắm vững tốt trình độ chuyên môn và luôn nỗ lực hoàn thiện cho mình, như vậy bạn mới có một tương lai tươi sáng và rộng mở.

Sau bài chia sẻ về nghề kế toán, nền tảng tuyển dụng việc làm Jobnow hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn để có lựa chọn nghề nghiệp chính xác và lựa chọn đúng hướng phát triển sự nghiệp.

Chúc các bạn thành công, tìm được công việc như ý!

Liên hệ
Facebook: Nền tảng tuyển dụng online Jobnow
Email: support@jobnow.com.vn
Địa chỉ: Tuyển dụng việc làm Jobnow 
Tel024 3200 4958

Facebook Comments

222