3 bước đơn giản tối ưu cách tính lương trong doanh nghiệp–JobNow

1003
Cách tính lương trong doanh nghiệp
Cách tính lương trong doanh nghiệp

Để xây dựng được một quy trình tính lương hợp lý và mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải nắm được cá yếu tố then chốt trong công việc và áp dụng các chế độ lương thưởng hợp lý để làm hài lòng nhân viên. Để nắm được những ý chính về cách tính lương trong doanh nghiệp, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng với JobNow.com.vn.

Những lưu ý trong cách tính lương

Cách tính bảng lương luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Để xác định được mức lương phù hợp và tối ưu cách tính lương trong doanh nghiệp, dưới đây là những gợi ý hay của chúng tôi trong quá trình tính lương

Cách tính lương trong doanh nghiệp
Cách tính lương trong doanh nghiệp

Bước 1: Xác định vị trí công việc của từng nhân viên

Mỗi vị trí làm việc sẽ có nhiệm vụ và lượng công việc khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng bộ phận và vai trò mà nhân viên sẽ nhận được mức lương khác nhau. Bạn nên đánh giá được sự đóng góp và trách nhiệm của mỗi bộ phận làm việc để đề xuất quy định tính lương phù hợp.

Bước 2: Tham khảo về mức lương hiện nay trên thị trường

Một yếu tố quan trọng nữa đó là nắm được mức lương của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó có thể khái quát được mức lương mong muốn của nhân viên và thu hút được những ứng viên tài năng. Bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm, học vấn và trình độ của nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng tới quy định về tiền liên. Một mức lương cạnh tranh sẽ mang đến hiệu suất công việc cao hơn

Bước 3: Quy định về các chế độ lương thưởng

Ngoài mức lương cố định thì việc có chế độ thưởng và phụ cấp tốt cũng sẽ thu hút và khích lệ nhân viên làm việc tốt hơn. Hãy đề ra những yêu cầu và lương thưởng phù hợp theo từng dự án, cùng như có chế độ trợ cấp hàng tháng cho nhân viên. Đồng thời luôn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và có chính sách trả lương phù hợp

>> Tìm hiểu ngay:Lương Gross và Net là gì? làm sao để tránh mất quyền lợi khi đàm phán

“Để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển bền vững JobNow tặng miễn phí bộ tài liệu quản trị nhân sự trị giá 2.000.000 vnđ”

Cách tính lương doanh nghiệp

Các yếu tố chính quyết định tới bảng lương

  •     Hợp đồng lao động với doanh nghiệp và các quy định kèm theo
  •     Thời gian và năng suất làm việc của nhân viên
  •     Thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội
  •     Quy định về cách tính lương cho nhân viên tại công ty

>> Xem ngay : 3 bước xây dựng quy chế trả lương hoàn hảo cho doanh nghiệp

Cách tính lương phổ biến hiện nay

Trả lương theo thời gian

Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa vào số ngày làm việc và trả lương hàng tháng cho nhân viên tuỳ thuộc vào chức vụ và các thỏa thuận về lương bổng

Lương =[(lương +phụ cấp (nếu có)) / số ngày đi làm theo quy định] *số ngày làm thực tế

Các ngày nghỉ ngoài thời gian phép và quy định thì không được tính vào ngày lương chính thức. Theo quy định của Pháp luật, những trường hợp nhân viên được nghỉ và không bị trừ lương bào gồm:

  •     Các ngày lễ tết theo quy định: Tết Âm lịch, Tết Dương lịch, ngày Quốc tế lao động,..
  •     Kết hôn: bản thân kết hôn (nghỉ 3 ngày), con cái kết hôn (nghỉ 1 ngày)
  •     Người thân qua đời ( bố mẹ ruột, con cái, vợ, chồng,…): 1 ngày

>> Bạn cũng nên quan tâm : Cách tính thuế thu nhập cá nhân để biết mức lương thực nhận là bao nhiêu

Trả theo mức lương khoán

Hiện nay thay vì trả lương theo thời gian làm việc thì nhiều doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức trả lương khoán dựa theo hợp đồng và kết của của công việc sau khi hoàn thành

Lương khoán = Mức lương khoán * tỷ lệ hoàn thành công việc theo yêu cầu

Trả lương theo sản phẩm

Đối với những nhân viên làm việc theo sản phẩm thì mức lương cũng dựa vào đó để thanh toán hợp lý. Công thức tính tiền lương như sau:

Lương= Số sản phẩm * đơn giá sản phẩm

Trả lương theo quy định 
Trả lương theo quy định

Đối với nhân viên bán thời gian và nhân viên làm tự do thì cũng cần tính toán mức lương hợp lý. Thông thường sẽ trả theo từng giờ làm việc hoặc tính theo từng dự án. Tuy nhiên, mức lương cần có tính cạnh tranh và các thỏa thuận phải được hai bên đồng ý và có cơ sở pháp lý kèm theo để tránh các trường hợp xảy ra ngoài ý muốn.

Mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định của pháp luật thì mức lương tối thiểu vùng hiện nay bao gồm:

  •     Vùng I: 4.180.000 VND/ tháng
  •     Vùng II: 3.710.000 VND/ tháng
  •     Vùng III: 3.250.000 VND/ tháng
  •     Vùng IV: 2.929.000 VND/ tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. Đây là mức lương tối thiểu để làm cơ sở thoả thuận về cách tính lương đối với người lao động

Lương làm thêm giờ và phụ cấp

Với khối lượng công việc ngày càng nhiều, hiện nay không ít nhân viên sẽ phải làm thêm sau giờ làm để hoàn tất công việc tại công ty. Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc chính thức trong một ngày. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì giờ làm thêm:

  •     Không quá 12 giờ/ 1 ngày
  •     Không quá 30 giờ/ 1 tháng
  •     Không quá 200 giờ/ 1 năm, trong một số trường hợp pháp luật cho phép làm thêm không quá 300 giờ / 1 năm.
Công thức tính lương làm việc ngoài giờ
Công thức tính lương làm việc ngoài giờ

Mức lương làm thêm sẽ được trả theo quy định và có sự đồng thuận của người lao động. Vậy nên các doanh nghiệp cần tính toán và đưa ra mức lương hợp lý, nhờ đó không gây ảnh hưởng tới quyền lợi của cả hai bên.

Hy vọng với những chia sẻ trên về cách tính lương trong doanh nghiệp, bạn đã có cho mình được những phương án và quy định phù hợp. Nhờ đó sẽ xây dựng được quy chế và công thức tính lương hiệu quả và mang lại lợi ích lớn lao cho công ty.

Theo: Hr.jobnow.com.vn

Facebook Comments

222